Tin Tức &
tài liệu

Sai lầm dễ mắc phải khi học đánh đàn piano trẻ em 

07/05/2023 | Lượt xem: 61

Thông thường, khi người mới bắt đầu học chơi piano thường muốn đạt được kết quả nhanh chóng nhất, họ thường có xu hướng bỏ qua những tiểu tiết mà họ nghĩ không cần thiết. Đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, việc mắc phải những thói quen xấu khi tập luyện do không chú ý đến tiểu tiết sẽ ảnh hưởng khá lớn tới kết quả tập luyện sau này.

Chính vì vậy, bài viết dưới đây là những kinh nghiệm được tích góp để có thể tránh được những sai lầm thường gặp khi học đánh đàn piano trẻ em với hy vọng sẽ là những lời khuyên hữu ích giúp cho trẻ em học piano tốt hơn.

Bài viết liên quan 

tre-em-de-mac-sai-lam-khi-hoc-danh-piano-luc-dau

Trẻ em dễ mắc sai lầm khi học đánh đàn piano trẻ em
(Nguồn: Stock)

1. Sai tư thế khi ngồi học đánh đàn piano trẻ em

Trong quá trình dạy đàn piano, một trong những lỗi sai thường bị mắc phải ở trẻ là ngồi sai tư thế. Đây là một trong những tư thế cơ bản nhưng lại vô cùng quan trọng để giúp trẻ có thêm cảm hứng chơi đàn.

1.1. Ngồi như thế nào mới đúng tư thế?

Khi luyện tập, bạn nên chú ý vào cách ngồi chơi đàn, vì chỉ cần bạn ngồi quá thấp hoặc quá cao, quá gần hay quá xa thì bạn sẽ nhanh chóng gặp trường hợp đau nhức vai và lưng. Điều này sẽ khiến bạn nhanh chóng mất đi cảm hứng ngồi học. Chính vì vậy, khi dạy học đánh đàn piano trẻ em luôn dành thời gian để quan sát và chỉnh dáng ngồi cho trẻ ngay từ khi bắt đầu.

Tư thế ngồi chơi piano đúng là đặt hai chân song song với mặt đất, thẳng lưng và cơ thể thoải mái. Hai cánh tay và khuỷu tay thoải mái ở hai bên, hai tay song song đàn và chạm vào đàn một cách dễ dàng mà không cần phải nghiêng người hay nâng vai.

tu-the-dung-khi-luyen-piano

Tư thế đúng khi học đánh đàn piano trẻ em
(Nguồn: Gia sư Ông Mặt Trời)

1.2. Khoảng cách từ người đến đàn

Hướng dẫn trẻ kiểm tra mình có ngồi sai tư thế không bằng cách hít hơi, khi hít hơi vào nếu ngồi cạnh đàn quá gần, bụng sẽ chạm vào đàn. Còn nếu tay duỗi thẳng ra quá xa thì mới chạm tới các phím đàn, thì lúc này có thể đang ngồi quá xa.

Hãy áp dụng quy tắc con mèo ngồi trên đùi để có thể có cho mình một tư thế vừa chuẩn. Hãy tưởng tượng có một con mèo nằm trên đùi khi ngồi chơi đàn, đây là khoảng cách giữa đàn và người vô cùng lý tưởng.

2. Thời gian tập luyện quá lâu trong buổi tập

Khi mới luyện tập piano, trẻ thường có xu hướng bắt đầu nhiệt tình và cố gắng học nhiều nhất trong một buổi học. Tuy nhiên, đây không phải là cách hay nhất để tăng khả năng đánh đàn. Vì sau khi luyện tập, những ngón tay của trẻ sẽ mỏi và đau, điều này sẽ giảm hứng thú khi tập luyện sau này.

Nên hướng dẫn trẻ tập luyện 10 phút mỗi ngày để các cơ ngón tay thích nghi với những vận động mới và sau này tăng dần thời gian lên. Khi tiến bộ hơn, có thể tập luyện lâu hơn nhưng hãy lưu ý rằng, kể cả nhưng nhạc sĩ chuyên nghiệp thì họ cũng cần có thời gian nghỉ ngơi ngay trong buổi diễn tập của họ.

Thời gian tập luyện hợp lý cho người lớn là 30 phút mỗi ngày và đối với học sinh hoặc trẻ nhỏ thường không nên quá 15 phút để giúp quá trình học đạt được hiệu quả hơn.

Đây là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình học đánh đàn piano trẻ em. Ban nên lưu ý để hướng dẫn lại những đứa trẻ của bạn nhé

3. Không dành thời gian luyện tập thường xuyên

Không thể trở thành một người chơi piano giỏi nếu không luyện tập. Chúng ta không thể nào thành công nếu chỉ bắt đầu bằng sự hăng hái và kết thúc bằng sự lười biếng. Thông thường trong những buổi học đầu tiên bé sẽ có nhiều tham vọng và hứng thú, cố gắng tập luyện. Tuy nhiên sau vài tuần, những buổi tập đối với bé sẽ dần trở nên vô vị và quên mất đi sự nhiệt huyết ban đầu.

Để giữ được thói quen tập luyện tốt, các bậc phụ huynh nên dành thời gian cùng với bé tập luyện và biến nó trở thành thói quen hằng ngày như đánh răng. Sau khi trẻ đã thích nghi với thói quen chỉ cần 10 phút mỗi ngày để luyện tập sẽ có sự tiến bộ rõ rệt trong cách chơi.

Đối với các bé, không có nhiều sự kiên trì các bậc cha mẹ có thể đưa bé đến các trung tâm dạy đàn piano cho bé, để tập luyện được tốt nhất nhé.

tao-dung-thoi-quen-luyen-tap-hoc-danh-dan-piano-tre-em

Tạo dựng thói quen học đánh đàn piano trẻ em
(Nguồn: Happy piano)

4. Đặt ngón tay sai vị trí khi học đánh đàn piano trẻ em

Một trong những thói quen thường mắc phải khi học đánh piano trẻ em đó là sai vị trí các ngón tay. Về cơ bản, lúc ban đầu học đàn trẻ thường sẽ có xu hướng học đàn nhanh nhất, do đó sẽ lựa chọn cách chơi đàn dễ nhất và không quan tâm đến quy tắc đặt ngón tay sao cho đúng.

Tuy nhiên, nếu không được hướng dẫn trẻ đặt ngón tay đúng vị trí ngay từ đầu mà cứ vô tội vạ đặt tay không ở một vị trí cố định nào hết. Thì sau này, những đứa trẻ sẽ không thể nào chơi những bài nhạc có cấp độ cao hơn. Điều quan trọng hơn là khi đã hình thành thói quen xấu thì việc tập lại vị trí ngón tay cho đúng là vô cùng khó khăn. Vì lúc này, cơ ngón tay đã có thói quen luyện tập theo cách cố định ban đầu.

Các gia sư dạy đàn Piano cho rằng: Việc cần nhất để thay đổi đó là bắt đầu luyện tập vị trí các ngón tay lại từ đầu. Và thực hiện lại các bước thực hành lại từ đầu. Điều này sẽ tốn thời gian, tuy nhiên cần phải nỗ lực để khắc phục thói quen xấu.

Vì vậy, khi bắt đầu học, hãy dành thời gian để có thể ghi nhớ vị trí ngón tay tại các nốt nhạc. Và khi luyện tập với các video flowkey hãy chú ý ngón tay của nghệ sĩ, điều này sẽ giúp nâng cao tay nghề và khi đó có thể tự tạo âm điệu cho riêng mình.

luyen-tap-dat-ngon-tay-dung-vi-tri-hoc-danh-dan-piano-tre-em

Luyện tập đặt ngón tay đúng vị trí khi học đánh đàn piano trẻ em
(Nguồn: THE ONE Smart Piano)

5. Đặt đàn xa tầm mắt mình

Có một câu nói như này, “xa tầm nhìn, ra khỏi tâm trí”. Nếu chúng ta đặt cây đàn ra khỏi tầm nhìn trong phòng, thì chúng ta sẽ có xu hướng lười ngồi xuống luyện tập. Chính vì vậy, hãy cố gắng đặt cây đàn ở nơi mà có thể dễ dàng nhìn thấy nhất. 

Hoặc nếu có thể, hãy tạo cho mình một không gian luyện tập cùng với chiếc đàn trở thành một sân khấu của riêng mình. Nó sẽ giúp chúng ta có hứng thú luyện tập đàn thường xuyên hơn. Một bật mí nhỏ nhé, hãy đặt cây đàn ở nơi thoáng mát, thoải mái và là nơi có hứng thú luyện tập nhất, vì chẳng ai thích luyện tập âm nhạc trong góc tối hay tầng hầm cả.

dat-dan-o-noi-ban-co-cam-hung-nhat-hoc-danh-dan-piano-tre-em

Đặt đàn ở nơi có cảm hứng nhất học đánh đàn piano trẻ em
(Nguồn: Euro Pianos Naples)

Trên đây là những sai lầm thường xuyên gặp phải ở trẻ khi bắt đầu học đàn Piano. Hy vọng những lời khuyên trên này sẽ giúp những đứa trẻ của bạn có được một khởi đầu tốt khi học đánh đàn piano trẻ em. Hãy liên hệ chúng tôi – Gia sư Ông Mặt Trời để nắm rõ hơn những quy trình cũng như những phương pháp hiệu quả nhé!

Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi Gia sư Ông Mặt Trời.

Trung Tâm Gia Sư Ông Mặt Trời

Giỏi Chuyên Môn, Giỏi Nghiệp Vụ Sư Phạm

Tận Tâm – Kỹ Lưỡng – Chuyên Nghiệp – Đạo Đức Tốt

☎️ Hotline: 093 111 4279 – 098 111 5279

🏫 Địa chỉ: 45 đường số 20, phường 11, quận 6, TPHCM.

✉️ Email: giasuomt@gmail.com

🌎 https://giasuongmattroi.com/

🌎 https://www.facebook.com/trungtamgiasuongmattroi

Bài viết liên quan

Nên học cùng gia sư piano hay tự học piano? 

Học piano không chỉ là việc học một nhạc cụ 1, mà là một hành trình khám phá âm nhạc và truyền cảm xúc thông qua nó. Có rất nhiều...

Gia Sư Ông Mặt Trời
|
10/07/2023

Sinh viên nên học IELTS khi nào để đạt kết quả tốt nhất

IELTS (International English Language Testing System) là một trong những kỳ thi tiếng Anh phổ biến nhất trên thế giới. Đối với sinh viên, việc học IELTS mang lại nhiều...

Gia Sư Ông Mặt Trời
|
09/07/2023

Học vẽ cho người không có năng khiếu được hay không?

Có nhiều người tin rằng học vẽ chỉ dành cho những người có năng khiếu tự nhiên. Thực tế, học vẽ là một quá trình mà bất kỳ ai cũng...

Gia Sư Ông Mặt Trời
|
09/07/2023

Bật mí kinh nghiệm tìm gia sư cho con

Trong thời đại ngày nay, nhiều bậc cha mẹ có xu hướng cho con học gia sư để bổ sung thêm kiến thức. Lúc này, kinh nghiệm tìm gia sư...

Gia Sư Ông Mặt Trời
|
09/07/2023